Xin Giấy phép lao động lần đầu cho người nước ngoài như thế nào?

Đăng bởi Mỹ Dung

“Xin giấy phép lao động lần đầu cho người nước ngoài “ là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn làm việc tại một quốc gia mới. Quá trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài đòi hỏi tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý cụ thể. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Visatop nhé!

Hỏi

Sếp tôi là người Hàn Quốc, muốn về Việt Nam đứng tên trên giấy phép kinh doanh và xin giấy phép lao động lần đầu thì làm thế nào?

Nam Anh (Namanh***@facebook.com)

Trả lời:

Đầu tiên cần xin visa DN (thương mại làm việc) trong vòng 3 tháng để đương đơn có thể nhập cảnh vào Việt Nam trước 

Sau đó cần chuẩn bị hồ sơ để xin GPLĐ sau. Hơn nữa nếu sếp đứng tên trên giấy phép ĐKKD thì hồ sơ của GPLĐ chỉ cần giấy xác nhận kinh nghiệm trên 3 năm để hợp pháp hóa lãnh sự.

Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Đối tượng được xin cấp mới giấy phép lao động được quy định rất rõ ràng trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Đó chính là những người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Ngoài ra, luật pháp cũng quy định những đối tượng đủ năng lực để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cụ thể bao gồm:

  • Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
  • Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đượcc ơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

xin giay phep lao dong lan dau cho nguoi nuoc ngoai nhu the nao 3

Hồ sơ & Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài

Trừ nhà thầu, tất cả người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đều cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài dưới đây để trình lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xin chấp thuận từ cơ quan này ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao y Đăng ký kinh doanh
  • Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng, có thể là:
    • Công văn giải trình mẫu 01/PLI
    • Công văn giải trình theo mẫu 02/PLI nếu Người sử dụng lao động đã từng được chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài nhưng có thay đổi nhu cầu sử dụng.
  • Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

Địa điểm nộp hồ sơ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài sẽ làm việc.

Thời gian xét duyệt để chấp thuận là 10 ngày làm việc.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động

Trong quá trình đợi chấp thuận tại Bước 1, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:  

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 11/PLI;
  • Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bản gốc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế (trong vòng 12 tháng)
  • Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc bản gốc Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cấp tại Việt Nam, được cấp trong vòng 6 tháng;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
  • Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên (Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm, v.v). Các giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt.
  • 02 ảnh mẫu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Sau đó, khi có Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài cấp theo bước 1, Người sử dụng lao động sẽ bổ sung bản gốc văn bản này vào hồ sơ làm giấy phép lao động để nộp.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.

Nếu hồ sơ đủ và hợp lệ, người nộp sẽ nộp phí làm giấy phép lao động và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nếu không, người nộp sẽ được hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Thời gian xử lý giấy phép lao động thường là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 4. Nhận giấy phép lao động

Trong vòng 05 ngày này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu 12/PLI.

Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép lao động, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

*Đương đơn có thể tham khảo thêm thông tin tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia

xin giay phep lao dong lan dau cho nguoi nuoc ngoai nhu the nao 2

  Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã giải đáp giúp bạn thắc mắc “Xin Giấy phép lao động lần đầu cho người nước ngoài như thế nào?” Hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu giấy phép lao động để có thể thuận tiện hơn trong công việc tại Việt Nam. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về giấy phép lao động Việt Nam bạn có thể liên hệ ngay với Visatop qua hotline 0907.874.240 hoặc 08.666.777.35 để được hỗ trợ sớm nhất. Chúc bạn thành công! 

Đội ngũ Visatop

Visatop (Trực thuộc công ty Tân Văn Lang) hoạt động từ năm 2003 về lĩnh vực tư vấn thủ tục visa cho người nước ngoài, và tư vấn thủ tục visa cho người Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 20 năm hỗ trợ tư vấn thủ tục nhập cảnh – xuất cảnh, Tân Văn Lang vẫn luôn tự tin khẳng định vị thế của mình khi đã tư vấn thành công cho hơn 50.000 hồ sơ visa xin visa nhập cảnh các loại, hơn 20.000 trường hợp xin miễn thị thực cho Việt kiều, cùng các thủ tục làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tân Văn Lang là một trong những đơn vị lữ hành được chỉ định nộp hồ sơ xin visa Hàn Quốc trực tiếp không qua trung gian, lọt TOP công ty ưu tiên của Hàn Quốc – Chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thiện để đem đến trải nghiệm dịch vụ tư vấn Quý khách hàng, Quý đại lý nhiệt tình, chất lượng và uy tín.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x