Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2024

Dịch vụ nhập quốc tịch việt nam cho người nước ngoài, việt kiều là tư vấn, hướng dẫn người nước ngoài, Việt Kiều các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam ban hành. Đây là thủ tục rất khó, và yêu cầu người nước ngoài phải đáp ứng nhiều điều kiện để được nhập tịch. Người nước ngoài, việt kiều muốn xin nhập quốc tịch tham khảo điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam 2022

Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022

– Công dân nước ngoài, việt kiều và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn  xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

+ Người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam theo quy định.

+ Trình độ ngôn ngữ tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam

+Có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên, tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

+ Có khả năng tài chính đảm bảo cho cuộc sống tại Việt Nam.

– Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện về : hành vi dân sự, trình độ tiếng Việt, thời gian thường trú tại Việt Nam hoặc là khả năng tài chính: 

+ Thân nhân của người Việt Nam có mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. 

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (về các lĩnh vực được quy định và phải có thành tích được nhà nước công nhận).

– Người được nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp:

+ Người nước ngoài, việt kiều là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

+ Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và được nhà nước công nhận.

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục,…và được nhà nước công nhận.

– Trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam được hướng dẫn ở trên theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

+ Pháp luật nước sở tại của người nước ngoài cho phép việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam.

+ Việc thôi quốc tịch của người nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở ở nước sở tại bị ảnh hưởng

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam. Xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Người nước ngoài, việt kiều xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi tiếng Việt. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam.

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022

Dịch vụ nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022 trọn gói

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài, việt kiều

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế. Giấy tờ khác có giá trị thay thế phải do cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Bản khai lý lịch cá nhân

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, về lý lịch án tích của người nước ngoài trong thời gian người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, về lý lịch án tích của người nước ngoài trong thời gian người nước ngoài cư trú ở nước sở tại. Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị phải được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ xin nhập tịch.

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (bản sao văn bằng, chứng chỉ để chứng minh người đó đã học bằng tiếng Việt tại Việt Nam như bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp,…)

– Bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ giao tiếp tiếng tiếng Việt thì phải phỏng vấn theo quy định của pháp luật, và do Sở Tư pháp tổ chức. 

Những cơ quan tham gia phỏng vấn có đại diện của Sở Tư pháp và Sở Giáo dục đào tạo. Kết quả phỏng vấn sẽ được xác nhận bằng văn bản.

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở như giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài, thời gian thường trú ở Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh tài chính bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bất động sản, xe oto, sao kê lương do cơ quan làm việc xác nhận, giấy tờ bảo lãnh người nước ngoài của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nước ngoài đăng ký thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người nước ngoài, việt kiều xin nhập quốc tịch Việt Nam).

– Nếu là con chưa đủ tuổi vị thành niên, cần cung cấp Giấy khai sinh của người con cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc cung cấp giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

**Trường hợp chỉ ba hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng con chưa đủ 18 tuổi sống cùng ba hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam theo người đó, thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của ba mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Cần lưu ý văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký, và người đại diện nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người còn lại.

**Trường hợp ba, mẹ đã chết, không đủ hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận giữa ba hoặc mẹ, được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Những người được miễn giảm một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, tuy nhiên phải nộp thêm một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn như sau:

+ Người nước ngoài, việt kiều có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thì phải nộp Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao).

+ Nếu người nước ngoài, việt kiều có ba, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Người có công lao đặc biệt, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được trao tặng danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Huân chương, Huy chương,…hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở giấy tờ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật.

+ Người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam, có đóng góp về lợi ích cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( như là người có đóng góp vượt trội trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, y tế, giáo dục,… đã đạt được giải thưởng quốc tế, hoặc là được trao tặng huân chương, huy chương được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh:

+ Đủ điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, để chứng minh: có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp để chứng minh: Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam phù hợp với pháp luật của nước sở tại của người nước ngoài đó. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người nước ngoài đó.

+ Bản cam kết của người xin nhập quốc tịch thể hiện nội dung: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây thiệt hại và những điều bất lợi đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân Việt Nam, hoặc gây xâm hại đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài, việt kiều do cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cấp, cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, ngoại trừ một số trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong đó.

– Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là tiếng nước ngoài, phải được dịch sang tiếng Việt, và bản dịch thuật phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

**Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao y, thì người nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch, có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao y công chứng từ bản chính. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính kèm theo để đối chiếu.

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022

– Người nước ngoài, việt kiều hoặc người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam, nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Người tiếp nhận hồ sơ xin nhập tịch có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ xin nhập quốc tịch chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu thì người tiếp nhận hồ sơ ghi nhận thông tin trên hệ thống và giấy biên nhận hồ sơ theo mẫu quy định.

– Trong thời gian 05 ngày làm việc (không tính ngày cuối tuần, lễ tết theo quy định), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh/ thành phố, xác minh về thông tin nhân thân của người nước ngoài, việt kiều xin nhập quốc tịch Việt Nam.

– Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh sẽ tiến hành xác minh và gửi kết quả thẩm định đến Sở Tư pháp trong khoảng thời gian là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành xem xét, đánh giá giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ, sau đó gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong khoảng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, 

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đánh giá, đưa ra kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp xét duyệt trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

– Tiếp đến trong khoảng 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra lại hồ sơ, thẩm định nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, thì gửi thông báo bằng văn bản cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam, để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, ngoại trừ trường hợp người nước ngoài xin giữ quốc tịch nước ngoài (người này phải đáp ứng đủ điều kiện để được coi là trường hợp đặc biệt được hướng dẫn ở mục điều kiện xin nhập quốc tịch) hoặc là người không quốc tịch.

– Sau khi nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Nếu thông tin về hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài, việt kiều chưa đầy đủ, chưa đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi cho Sở Tư pháp hướng dẫn người xin nhập quốc tịch bổ sung hồ sơ và đáp ứng yêu cầu theo điều kiện. Trong gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có văn bản hướng dẫn người xin nhập quốc tịch bổ sung thêm hồ sơ và hoàn thiện để được tiếp tục xét duyệt ở bước tiếp theo.

– Đối với người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài hiện tại của họ, mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định, thì Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định.

Người nước ngoài sẽ có thời hạn 9 tháng để thực hiện và bổ sung thông tin theo yêu cầu, kể từ ngày Bộ Tư pháp có văn bản thông báo. Nếu người xin nhập quốc tịch Việt Nam không bổ sung được hồ sơ, không đáp ứng được điều kiện hoặc không nộp văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho thôi quốc tịch nước ngoài, sẽ được coi là người đó không tiếp tục xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ. 

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc các trường hợp đặc biệt được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời gian chờ khoảng 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định có chấp thuận cho người nước ngoài nhập quốc tịch hay không.

– Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, thông tin sẽ được cơ quan có thẩm quyền đăng tải lên hệ thống điện tử, đồng thời gửi văn bản thông báo kèm bản sao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giải quyết hồ sơ nhập tịch. UBND cấp tỉnh sẽ nhận được bản sao Quyết định của Chủ tịch nước, cho phép người nước ngoài, việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam và gửi kèm thông báo của Bộ Tư pháp, sau đó UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch.

Trường hợp người nước ngoài, việt kiều được nhập quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo nơi đã đăng ký hộ tịch của người nước ngoài, để ghi chú hoặc hướng dẫn ghi chú vào sổ hộ tịch. 

– Trong trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông báo thông tin hộ tịch, nhưng không còn lưu giữ được sổ hộ tịch trước đây, thì thông báo lại cho Bộ Tư pháp để theo dõi, quản lý.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều đã được chấp thuận nhập quốc tịch, và cấp căn cước công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Địa điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều

Bộ tư pháp hoặc Sở tư pháp trực thuộc trung ương tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài đăng ký thường trú.

– Người nước ngoài hoặc việt kiều xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trong khoảng 115 ngày xem xét hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền.

Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022

– Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều là : 3.000.000 vnđ, phí này sẽ đóng tại nơi nộp hồ sơ, và chưa bao gồm phí xử lý hồ sơ đúng theo quy định.

– Những trường hợp được miễn lệ phí khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: 

  • Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng danh hiệu cao quý của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Huân chương, Huy chương,… hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó). 
  • Người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nước ngoài cư trú.

Dịch vụ nhập quốc tịch việt nam cho người nước ngoài, việt kiều Visatop

Dịch vụ nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2022 trọn gói

Lý do nên chọn Visatop để xin nhập quốc tịch việt nam

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ dịch vụ nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và nhập tịch cho người nước ngoài tại Việt Nam, Visatop đã được nhiều khách hàng là công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn tin tưởng và lựa chọn hỗ trợ dịch vụ hồ sơ cho người nước ngoài lưu trú, tạm trú, thường trú tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Visatop được cấp Giấy phép công ty lữ hành quốc tế và được ủy quyền thực hiện hỗ trợ dịch vụ cho người nước ngoài. Để ngày càng vững mạnh, chúng tôi hoạt động dựa trên tiêu chí chuyên nghiệp, uy tín.

– Xử lý hồ sơ xin nhập quốc tịch cho người nước ngoài như dịch thuật, công chứng, hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự một số quốc gia.

– Mức chi phí cạnh tranh, hợp lý cho các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc những dịch vụ pháp lý cho người nước ngoài, phí trọn gói xử lý hồ sơ cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Hỗ trợ giao nhận hồ sơ tận nơi cho khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại nhiều lần.

Các dịch vụ tại Visatop

Dịch vụ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài

Dịch vụ xin visa Việt Nam cho người nước ngoài

– Dịch vụ xin cấp mới, gia hạn, cấp lại thẻ APEC dành cho doanh nhân

– Dịch vụ xin cấp Visa xuất cảnh cho người Việt Nam

Dịch vụ xin cấp mới, gia hạn, cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Dịch vụ xin cấp mới, cấp lại , gia hạn Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

– Dịch vụ xin cấp mới, gia hạn, cấp lại visa nhập cảnh cho người nước ngoài

Dịch vụ xin cấp Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài và công dân Việt Nam

– Dịch vụ tư vấn hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam

* Đặc biệt: Chúng tôi còn hỗ trợ dịch vụ Booking vé máy bay, Booking khách sạn, Dịch vụ xe đưa đón tại sân bay,….

Hỏi – đáp về nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều

Câu hỏi: Tôi lấy chồng người Hàn Quốc và hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc cùng chồng và con trai 3 tuổi, tôi muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con trai có được không?

Xét thấy trường hợp của chị, theo điểm a, khoản 2 điều 19 về Luật quốc tịch Việt Nam quy định: xin nhập quốc tịch Việt Nam trường hợp là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam. Như vậy, chị có thể nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con được.

Câu hỏi: Chồng tôi quốc tịch Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 5 năm. Chúng tôi đã kết hôn và có Giấy tờ chứng nhận hợp pháp, như vậy chồng tôi đã đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam hay chưa?

Trường hợp chồng bạn là người nước ngoài, và có giấy tờ chứng minh là vợ chồng hợp pháp tại Việt Nam, thì bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 19 theo luật quốc tịch Việt Nam, mà không cần đáp ứng điều kiện về thời gian thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, về điều kiện, hồ sơ cũng như quy trình thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều năm 2022  yêu cầu rất nhiều và tương đối khó. Nếu quý khách đang tìm hiểu thông tin xin nhập quốc tịch cho người thân, bạn bè của mình mà gặp nhiều vướng mắc, có thể gọi đến tổng đài tư vấn của Visatop qua số Hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 hoặc 08.666.777.35, liên hệ gửi hồ sơ hoặc hỗ trợ dịch vụ nhập cảnh, tạm trú, và làm việc cho người nước ngoài, quý khách có thể đến trực tiếp văn phòng số 112/6 Phạm Văn Bạch, P15, Tân Bình.

Tư vấn cuối bài

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

    4.3/5 - (17 bình chọn)

    Thành Phạm

    Tôi là Phạm Tiến Thành, có hơn 2 năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh tại Visatop. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang. Trong 2 năm làm việc tại Visatop - Tân Văn Lang tôi đã hỗ trợ tư vấn hồ sơ cho hơn 10.000+ khách hàng có nhu cầu xin visa đi nước ngoài và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Tôi hi vọng các kiến thức của mình sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định, hồ sơ, quy trình xin visa để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du lịch của mình.
    Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn

    1 bình luận về “Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài, việt kiều 2024”

    Viết một bình luận

    dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay