“Doanh nghiệp cần làm gì sau khi được cấp giấy phép lao động?” là nỗi băn khoăn, lo lắng của không ít doanh nghiệp, công ty cũng như lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Nếu bạn đang nằm trong số những trường hợp trên thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Visatop chúng tôi nhé!
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan chức năng của một quốc gia, cho phép người nước ngoài đến làm việc tại quốc gia đó trong một thời gian theo quy định.
Giấy phép lao động thường được yêu cầu để đảm bảo rằng người nước ngoài có quyền hợp pháp để làm việc và có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh, lao động tại quốc gia đó.
Đối tượng được miễn, không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam, những đối tượng được miễn và không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm 20 đối tượng, cụ thể như sau:
- Công dân nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng với mục đích chào bán dịch vụ.
- Công dân nước ngoài giữ chức là trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về những hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.
- Công dân nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng nhằm mục đích xử lý sự cố, những tình huống kỹ thuật phát sinh, công nghệ phức tạp đã làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia của Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Công dân nước ngoài là những luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định.
- Công dân nước ngoài nằm trong các trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam đang là thành viên.
- Công dân nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
- Công dân nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Công dân nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
- Tình nguyện viên là công dân lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Công dân nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và tối thiểu 3 lần/ năm.
- Công dân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên người nước ngoài đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên người nước ngoài thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
- Thân nhân của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Công dân nước ngoài có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Công dân nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Công dân nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
- Công dân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Công dân nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Người nước ngoài là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong bản cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
Doanh nghiệp cần làm gì sau khi được cấp giấy phép lao động?
Gửi bản sao Hợp đồng lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động
Theo quy định, đối với những trường hợp làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động thì trong vòng 5 ngày làm việc (tính từ ngày ký hợp đồng lao động) người sử dụng lao động (công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức) bắt buộc phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký với người lao động đến cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp, kinh tế, công nghệ cao… tùy theo từng trường hợp cụ thể).
Thực hiện thủ tục lưu trú ở Việt Nam
Đối với người lao động nước ngoài đã sở hữu giấy phép lao động thì mới chỉ được thừa nhận có quyền lao động, làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên để được phép lưu trú hợp pháp dài hạn tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài buộc phải có thẻ tạm trú, visa hoặc giấy miễn thị thực 5 năm.
Vì vậy, nếu lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa DN để xin làm việc, thì sau khi có giấy phép lao động, bắt buộc phải xin cấp thẻ tạm trú LĐ1 hoặc LĐ2 (tùy theo từng trường hợp cụ thể), chuyển đổi visa DN sang LĐ hoặc xin giấy miễn thị thực 5 năm tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định của Việt Nam, khi công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân tùy theo từng trường hợp, mức độ và thu nhập khác nhau.
*Một số trường hợp lao động nước ngoài không bắt buộc phải đóng BHXH:
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu, bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Dịch vụ tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài uy tín
Dịch vụ tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là một trong những dịch vụ thế mạnh mà Visatop chúng tôi đang phát triển và tiến hành rộng rãi hóa đến công dân nước ngoài đang có dự định làm việc tại Việt Nam. Đây là dịch vụ uy tín, giúp du khách tiết kiệm thời gian, công sức để có thể dễ dàng lên kế hoạch nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích: lao động, thương mại.
Với kinh nghiệm nhiều năm xử lí các hồ sơ, giấy tờ pháp lí cho người nước ngoài tại Việt Nam và là công ty dịch vụ có sự cho phép và tín nhiệm của Cục quản lí xuất nhập cảnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách với sự chuyên nghiệp, tận tâm khi tư vấn và nhạy bén với mọi trường hợp cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ cao, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng cùng với tôn chỉ “Khách hàng là trên hết”. Kèm theo đó là hình thức trả kết quả hồ sơ hết sức linh động phù hợp với từng đối tượng khách hàng: qua đường bưu điện hay ngay tại Văn phòng của chúng tôi.
Qua bài viết trên Visatop đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Doanh nghiệp cần làm gì sau khi được cấp giấy phép lao động?” và những thông tin liên quan khác. Hy vọng bạn bạn đã cập nhật thêm cho mình những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kì thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần tư vấn thêm bất cứ thông tin liên quan đến thủ tục, giấy tờ pháp lí cho người nước ngoài thì hãy liên hệ ngay với Visatop qua hotline 0907.874.240 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức! Trân trọng

Visatop (Trực thuộc công ty Tân Văn Lang) hoạt động từ năm 2003 về lĩnh vực tư vấn thủ tục visa cho người nước ngoài, và tư vấn thủ tục visa cho người Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 20 năm hỗ trợ tư vấn thủ tục nhập cảnh – xuất cảnh, Tân Văn Lang vẫn luôn tự tin khẳng định vị thế của mình khi đã tư vấn thành công cho hơn 50.000 hồ sơ visa xin visa nhập cảnh các loại, hơn 20.000 trường hợp xin miễn thị thực cho Việt kiều, cùng các thủ tục làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tân Văn Lang là một trong những đơn vị lữ hành được chỉ định nộp hồ sơ xin visa Hàn Quốc trực tiếp không qua trung gian, lọt TOP công ty ưu tiên của Hàn Quốc – Chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thiện để đem đến trải nghiệm dịch vụ tư vấn Quý khách hàng, Quý đại lý nhiệt tình, chất lượng và uy tín.
Visatop.vn – Thành viên của VnHub
Địa chỉ: 112/6 Phạm Văn Bạch, P15, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đà Nẵng: K41/12 Đỗ Quang - P. Vĩnh Trung - Q. Thanh Khê - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Hà Nội: 102-G4, ngõ 12 Nguyên Hồng, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0907.874.240
Email: [email protected] – [email protected]
www.achau.net - www.tanvanlang.com - www.visatop.vn