Thị thực quá cảnh (Visa transit) là gì? Điều kiện quá cảnh Việt Nam 2024

Thị thực quá cảnh” là một thuật ngữ thường hay xuất hiện khi bạn tham gia vào các chặng bay quốc tế. Để hạn chế những rắc rối làm ảnh hưởng đến lịch trình chuyến đi, bạn cần nắm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ khi đi máy bay, trong đó có thị thực quá cảnh. Vậy thị thực quá cảnh là gì?

Thị thực quá cảnh là gì?

Có rất nhiều loại thị thực khác nhau trong đó thì thị thực quá cảnh hay visa quá cảnh là hình thức chỉ dùng được để quá cảnh chuyến bay tại một số gia nào đó. Bởi lẽ mỗi nước lại có các quy định khác nhau về từng loại visa và khi bạn quá cảnh tại bất cứ quốc gia nào thì yêu cầu phải có thị thực quá cảnh của quốc gia đó theo quy định nước sở tại.

Trong trường hợp bạn có loại visa thông thường tức là loại có thể nhập cảnh hoàn toàn thì có thể làm thủ tục quá cảnh mà không cần phải xin lại visa quá cảnh nữa. Tuy nhiên nếu bạn có có visa quá cảnh khi đó thì bạn chỉ làm được thủ tục transit và chờ chuyến bay tiếp theo mà không làm thủ tục nhập cảnh để rời khỏi sân bay được.

Chuyến bay quá cảnh là gì?

Thị thực quá cảnh

Chuyến bay quá cảnh hay còn gọi là Transit là một chuyến bay có thể có 1 hoặc nhiều điểm dừng trong hành trình bay từ điểm A đến điểm B. Sở dĩ có tình trạng transit là vì có những chuyến bay dài, máy bay cần hạ cánh để tiếp thêm nhiên liêu hoặc dừng để đón thêm hành khách, hành hóa.

Có 2 trường hợp xảy ra. Hoặc là hành khách vẫn tiếp tục nghỉ ngơi trên máy bay trong thời gian transit. Hoặc là hành khách phải di chuyển ra khu vực quá cảnh tại sân bay để chờ thời gian lên máy bay đi tiếp. Đây là các trường hợp phổ biến tại các chuyến bay quốc tế.

Khi nào cần xin visa quá cảnh?

Xin visa quá cảnh tùy vào quy định của từng quốc gia cụ thể. Vì thế trước khi thực hiện hành trình quý khách cần liên hệ hãng máy bay đã đặt để tìm hiểu thông tin chi tiết cho hành trình.

Nếu chuyến bay của bạn trước và sau khi quá cảnh đều cùng một hãng hàng không tại cùng 1 sân bay thì các bạn sẽ không cần phải lấy hành lý cũng như xin visa quá cảnh. Thường thì tại sân bay đầu tiên, quầy thủ tục sẽ in vé của 2 chuyến bay mà bạn sẽ bay của hãng đấy luôn.

Nếu các chuyến bay của các hãng hàng không khác nhau thì các bạn sẽ cần phải tự lấy hành lý ký gửi của mình sau khi xuống sân bay quá cảnh và tiếp tục làm thủ tục ký gửi hành lý ở chuyến bay tiếp theo. Việc xin visa quá cảnh các bạn hãy liên lạc bộ phận hỗ trợ của hãng hàng không bạn đã đặt vé để biết thêm chi tiết

Lưu ý: Nếu điểm quá cảnh là một trong các nước khu vực Đông Nam Á thì bạn sẽ không cần phải xin visa quá cảnh bay hay bất kỳ loại visa nào khác do các nước trong khối Asean đã thỏa thuận miễn thị thực cho công dân. Đây là ưu điểm lớn nhất khi du lịch Đông Nam Á.

Đặc điểm của visa quá cảnh

Những đặc điểm của visa quá cảnh bao gồm:

  • Visa quá cảnh chỉ được dùng để quá cảnh chuyến bay tại quốc gia nào đó.
  • Visa quá cảnh sẽ không cần thiếu nếu đã có loại visa thông thường và trường hợp chỉ có visa quá cảnh thì chỉ có thể làm thủ tục quá cảnh transit và chờ chuyến bay tiếp theo không thể làm thủ tục nhập cảnh để ra khỏi sân bay.

Quá cảnh ở Việt Nam có cần visa transit không?

Thị thực quá cảnh

Ở các chuyến bay cần quá cảnh thì tại các điểm quá cảnh thuộc quốc gia không có chính sách miễn thị thực thì bắt buộc hành khách sẽ phải xin thêm một visa nữa của quốc gia quá cảnh đó. Lúc này quý khách sẽ có 2 visa, một là visa quốc gia điểm đích và một là visa quốc gia chọn làm điểm quá cảnh.

Pháp luật của mỗi quốc gia luôn có những quy định về vấn đề quá cảnh khác nhau. Theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (Luật xuất nhập cảnh năm 2014) thì quá cảnh ở Việt Nam là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba.

Để có thể quá cảnh ở Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:

  1. Thứ nhất, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  2. Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;
  3. Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp miễn thị thực.

Như vậy, thị thực Việt Nam không phải là một điều kiện để có thể quá cảnh ở Việt Nam. Tại Điều 24 và Điều 25 Luật Xuất nhập cảnh 2014 cũng quy định: người nước ngoài quá cảnh đường hàng không và đường biển được miễn thị thực. Lưu ý, họ phải ở trong khu vực quá cảnh tại sân bay hoặc cảng biển trong thời gian chờ chuyến bay, tàu thuyền neo đậu. Điều này có nghĩa là, nếu họ có nhu cầu vào nội địa thăm quan (rời khỏi khu vực quá cảnh), người nước ngoài vẫn phải xin thị thực như bình thường.

Kinh nghiệm quá cảnh tại sân bay

Dưới đây là những kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp khi quá cảnh sân bay, gồm:

  • Phải chỉnh đồng hồ theo giờ địa phương để cập nhật thời gian, tránh lỡ chuyến bay và mất nhiều thời gian để tới điểm đến;
  • Lưu ý các cổng tại sân bay bởi ở các nhà ga đến của sân bay thường có hai lối dành cho hành khách là Transit và Immigrant. Trường hợp quá cảnh tại sân bay, bạn sẽ đi theo cổng Transit dẫn ra khu vực kiểm tra an ninh để soi chiếu hành lý trước khi ra cổng lên máy bay;
  • Nên ghi nhớ rõ số hiệu chuyến bay, giờ khởi hành và điểm đến trong chuyến bay kế tiếp để đối chiếu với thông tin trên bảng điện tử được đặt khắp nơi trong sân bay để tránh lỡ chuyến bay hoặc lên nhầm chuyến;
  • Hạn chế mang nhiều hành lý xách tay, giảm bớt những đồ đạc rườm rà có giá trị cũng như bảo quản tốt hành lý của mình bởi chuyến bay quá cảnh hoặc chuyển tiếp thường dễ xảy ra thất lạc hành lý ký gửi hơn so với các chuyến bay thẳng. Nếu bạn đặt vé máy bay và đi chuyến bay quá cảnh/ chuyển tiếp;
  • Chuẩn bị một vài loại đồ ăn nhẹ như bánh quy, bánh mỳ và nước để nạp năng lượng trong thời gian quá cảnh phải chờ đợi dài mà lại còn vô cùng tiết kiệm, bởi nếu mua đồ ăn ở sân bay sẽ rất đắt đỏ. Bên cạnh đó, cũng có thể mang theo một số đồ công nghệ để giải trí;
  • Nếu ngủ quá cảnh ở sân bay thì nên chọn vị trí an toàn, không quá ồn ào nhưng cũng không quá vắng vẻ. Đặc biệt, nên tham khảo khu vực phòng chờ sân bay và lưu ý, phòng chờ sân bay dành cho khách đến sẽ thoải mái hơn phòng chờ dành cho khách đi bởi hành khách chờ lên máy bay thường sẽ lưu lại lâu hơn so với khách đáp chuyến bay xuống sân bay.

Hy vọng, những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bạn có chuyến đi thuận lợi, cũng như hiểu hơn thị thực quá cảnh là gì? Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến nhập cảnh Việt Nam hoặc quy định xuất nhập cảnh, vui lòng liên hệ với Visatop để được giải đáp nhanh chóng.

Blank Form (#3)

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Thành Phạm

    Tôi là Phạm Tiến Thành, có hơn 2 năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh tại Visatop. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang. Trong 2 năm làm việc tại Visatop - Tân Văn Lang tôi đã hỗ trợ tư vấn hồ sơ cho hơn 10.000+ khách hàng có nhu cầu xin visa đi nước ngoài và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Tôi hi vọng các kiến thức của mình sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định, hồ sơ, quy trình xin visa để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du lịch của mình.
    Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn
    dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay