Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan 2024. Những điều bạn cần biết

Xin visa Việt Nam cho người Pakistan là thủ tục cho người Pakistan nhập cảnh Việt Nam với các mục đích khác nhau như: du lịch, thăm người thân hoặc công tác tại Việt Nam. Thủ tục này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và tìm hiểu kỹ về các bước cần thiết. Để có một trải nghiệm xin visa thuận lợi, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng liên quan đến xin visa Việt Nam cho người Pakistan, bao gồm yêu cầu hồ sơ, địa chỉ nộp đơn và thời gian xét duyệt.

Trong bài viết dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để giúp bạn tiếp cận với quy trình xin visa Việt Nam và chuẩn bị cho chuyến đi của mình một cách suôn sẻ.

Người Pakistan nhập cảnh Việt Nam có cần xin visa không?

Xin visa cho người Pakistan
Người Pakistan bắt buộc phải xin visa Việt Nam trước khi nhập cảnh

Người Pakistan muốn nhập cảnh Việt Nam bắt buộc phải có visa nhập cảnh ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như: có thẻ tạm trú hoặc visa Việt Nam 5 năm còn thời hạn.

Người Pakistan không nằm trong danh sách các quốc gia được miễn visa Việt Nam, vì vậy họ cần xin visa trước khi khi nhập cảnh vào đây.

Hiện tại, người Pakistan có thể xin 2 loại visa là: Thị thực điện tử (evisa) và Công văn nhập cảnh.

Điều kiện xin visa Việt Nam cho người Pakistan

Người Pakistan khi xin visa loại nào, sẽ phải tuân thủ theo điều kiện của loại visa đó, cụ thể như sau:

Điều kiện xin thị thực điện tử (evisa) cho người Pakistan

  1. Người Pakistan có hộ chiếu và không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
  2. Người nước ngoài là công dân các nước (trong đó có quốc tịch Pakistan), vùng lãnh thổ thuộc danh sách được cấp thị thực điện tử theo Nghị quyết của Chính phủ.

Điều kiện thực hiện thủ tục xin Công văn nhập cảnh Pakistan

  1. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, pháp nhân bảo lãnh người Pakistan. Cá nhân bảo lãnh hoặc pháp nhân bảo lãnh cần phải có văn bản thông báo cho cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh, kèm theo Hồ sơ gồm: Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền công ty bảo lãnh đó.
  2. Người Pakistan, hoặc người Việt Nam mang hộ chiếu Pakistan (Việt Kiều) không được cấp phép nhập cảnh Việt Nam nếu thuộc diện “chưa cho nhập cảnh” theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  3. Có tài khoản điện tử do Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp.
  4. Đối với công ty pháp nhân bảo lãnh cần phải có Chữ ký điện tử (USB ký số) theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

Hồ sơ xin Visa Việt Nam cho người Pakistan

Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan

Mẫu visa Việt Nam cho người nước ngoài

Để xin Visa Việt Nam, người Pakistan cần chuẩn bị các giấy tờ sau đối với từng trường hợp:

Hồ sơ xin cấp thị thực điện tử (evisa)

  1. Hộ chiếu của người Pakistan còn thời hạn trên 6 tháng
  2. Ảnh chân dung của người Pakistan, kích thước chuẩn 4×6 nền trắng chụp rõ mặt.
  3. Form khai thị thực điện tử sẽ gồm những thông tin sau:

Hồ sơ xin cấp công văn nhập cảnh

  • Hộ chiếu của người Pakistan còn hạn từ 6 tháng ( bản scan).
  • Mẫu đơn xin cấp công văn xin nhập cảnh cho người Pakistan (mẫu NA2)

Nếu là công ty bảo lãnh

  • Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của công ty bảo lãnh người nước ngoài (Bản sao y công chứng )
  • Giấy đăng ký mã số thuế của công ty bảo lãnh người nước ngoài (Bản sao y công chứng).
  • Mẫu Giấy giới thiệu mẫu dấu công ty và chữ ký lần đầu của người đại diện pháp luật ký hồ sơ (mẫu NA16)
  • Chữ ký điện tử (Token) của công ty bảo lãnh theo quy định luật giao dịch điện tử.
  • Giấy giới thiệu người đại diện nộp hồ sơ hoặc giấy ủy quyền của công ty bảo lãnh.
  • Chứng minh nhân dân của nhân sự đại diện nộp hồ sơ.
  • Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ như yêu cầu ở trên, đại diện của Công ty bảo lãnh tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ Online tại Cổng thông tin Dịch vụ công quốc gia, Bộ công an.

Nếu là thân nhân bảo lãnh thăm thân

Trường hợp người nước ngoài bảo lãnh thân nhân

Ngoài những hồ sơ pháp nhân của công ty bảo lãnh người nước ngoài được liệt kê ở trên, cần chuẩn bị thêm:

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân như Giấy đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh,….

Trường hợp người Việt Nam bảo lãnh thân nhân là  người nước ngoài

Ngoài những giấy tờ cá nhân của người nước ngoài, người bảo lãnh tại Việt Nam cần chuẩn bị thêm:

  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân như Giấy đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh,….
  • Hộ chiếu/ CCCD của người bảo lãnh.
  • Mẫu đề nghị cấp công văn nhập cảnh theo diện thân nhân là người Việt Nam bảo lãnh ( Mẫu NA3).
  • Hộ khẩu/ CT07 của người bảo lãnh. Mẫu CT07 chỉ chấp nhận bản cứng có đóng dấu của công an địa phương.

Thủ tục xin Visa Việt Nam cho người Pakistan

Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan

Hướng dẫn thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan

Để xin visa Việt Nam, công dân Pakistan có thể chọn một trong ba cách sau:

Xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakistan

  • – Bước 1: Xin công văn nhập cảnh
  • – Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakistan.
  • – Bước 3: Đợi kết quả visa và dán tem visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam. Thời gian xử lý và trả kết quả từ 05 – 07 ngày làm việc sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Xin visa Việt Nam cho người Pakistan tại sân bay (Visa on arrival)

Bước 1: Xin công văn nhập cảnh

  • Đơn vị bảo lãnh sẽ mang hồ sơ xin công văn nhập cảnh nêu trên đến Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam để nộp. Sau khi được cấp công văn bảo lãnh nhập cảnh, Công ty bảo lãnh sẽ gửi email cho người được bảo lãnh.

Bước 2: Dán tem visa tại sân bay

Sau khi nhận được công văn bảo lãnh nhập cảnh, người được bảo lãnh sẽ in công văn này ra. Và chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai xin visa
  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn
  • Công văn nhập cảnh từ cơ quan thẩm quyền Việt Nam
  • 02 ảnh chụp chân dung (theo quy định) và lệ phí xin cấp visa.

Bước 3: Sau khi hoàn tất hồ sơ, người Pakistan đến quầy Visa on arrival tại sân bay hạ cánh để hoàn tất thủ tục và nhận visa theo quy định.

  • Thời gian chờ đợi có thể từ 15 – 20 phút, nhưng có thể kéo dài trong thời gian cao điểm du lịch.

Thị thực điện tử (e-visa)

Bước 1: Nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử (e-visa) :

  • Tải ảnh trang nhân thân hộ chiếu và ảnh mặt chân dung (mặt nhìn thẳng, không đeo kính.
  • Điền tất cả các thông tin được yêu cầu như mục “Hồ sơ xin cấp thị thực điện tử (e-visa)” nêu trên.
  • Sau khi hoàn thành điền thông tin, bạn sẽ kiểm tra lại thông tin 1 lần nữa và chuyển đến bước thanh toán.

Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử.

  • 25 USD (Thị thực có giá trị một lần: 25USD/thị thực điện tử)
  • 50 USD (Thị thực có giá trị nhiều lần: 50 USD/thị thực điện tử)

Thực hiện thanh toán online bằng nhiều hình thức khác nhau như ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng.

Bước 3: Sử dụng Mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả, nếu được chấp thuận, thực hiện tải và in thị thực điện tử để nhập cảnh/xuất cảnh Việt Nam.

* Lưu ý: Nếu hồ sơ xin thị thực điện tử thiếu hoặc sai thông tin, không xác định được thì đơn đề nghị xin cấp thị thực điện tử sẽ không được chấp nhận.

Lệ phí xin E-visa là 25$/người và không được hoàn trả nếu đơn đăng ký bị từ chối hoặc có thông tin sai sót do bạn cung cấp.

Lệ phí Visa Việt Nam cho người Pakistan

Lệ phí visa Việt Nam cho người Pakistan sẽ tùy thuộc vào loại visa và số lần nhập cảnh. Thông tin về lệ phí visa Việt Nam cho công dân Pakistan như sau:

Loại visa Mức lệ phí
Visa có giá trị một lần ( visa single) 25 USD
Visa có giá trị nhiều lần: (visa multiple)
+Visa 3 tháng nhiều lần 50 USD
+Visa trên 3 tháng nhiều lần đến 6 tháng nhiều lần 95 USD
+visa 1 năm nhiều lần 135 USD

* Lưu ý: Giá trị lệ phí có thể thay đổi theo quy định của chính phủ, vì vậy bạn nên kiểm tra thông tin cụ thể và cập nhật từ Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam hoặc trang web chính thức của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Địa chỉ xin Visa Việt Nam cho người Pakistan

Để xin Visa Việt Nam cho người Pakistan, bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakistan. Dưới đây là địa chỉ liên hệ của Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan:

Đại Sứ Quán Việt Nam tại Islamabad, Pakistan

  • Số nhà 117, Phố 11, Khu E-7, Islamabad, Pakistan
  • Điện thoại: 00 92 51 2655785/2655787
  • Email: [email protected]

Xin công văn nhập cảnh Việt Nam tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh (Dành cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mời/ bảo lãnh người Pakistan)

  • Cục quản lý Xuất nhập cảnh tại Hà Nội: Số 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình.
  • Cục quản lý Xuất nhập cảnh tại TP.HCM: Số 335 – 337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.

Thời gian xin Visa Việt Nam cho người Pakistan

Thông thường, thời gian xin Visa Việt Nam cho người Pakistan tùy thuộc vào loại visa mà bạn đăng ký. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan, thời gian xử lý thông thường là khoảng 5-7 ngày làm việc. Quá trình xin visa có thể mất thời gian hơn nếu yêu cầu bổ sung hoặc xét duyệt đặc biệt cần được thực hiện.

Đối với quy trình xin visa điện tử (E-visa) thì thời gian xử lý hồ sơ và trả kết quả cho visa điện tử có thể mất từ 3 – 5 ngày làm việc, nhưng thời gian này cũng có thể kéo dài trong một số trường hợp.

Dịch vụ làm Visa Việt Nam cho người Pakistan

Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan

Kết quả dịch vụ xin visa cho người nước ngoài tại Visatop

Bạn đến từ Pakistan, bạn đang có kế hoạch du lịch hoặc công tác tại Việt Nam và cần xin Visa Việt Nam? Quy trình xin visa có thể gây khó khăn và tốn thời gian, vì thế chúng tôi – Visatop mang đến cho bạn dịch vụ làm Visa Việt Nam cho người Pakistan uy tín và hiệu quả.

Visatop đảm bảo cung cấp cho bạn quy trình xin visa nhanh chóng và đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi hiểu rõ các thủ tục và yêu cầu của Đại sứ quán Việt Nam, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nỗ lực.

Dịch vụ của chúng tôi tận tâm và chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ đầu đến cuối quá trình xin visa, bao gồm:

  • Tư vấn về loại visa phù hợp: Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về các loại visa và yêu cầu cần thiết để chọn loại visa phù hợp với mục đích của bạn.
  • Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ: Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về các tài liệu và giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin visa.
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ nhanh chóng: Chúng tôi sẽ xử lý hồ sơ của bạn một cách nhanh chóng và chính xác để đảm bảo quá trình xin visa diễn ra suôn sẻ.
  • Giải đáp thắc mắc: Bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu thông tin bổ sung nào của bạn, chúng tôi sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ và trả lời.

Với Visatop, bạn sẽ không cần lo lắng về quá trình xin visa nữa. Chúng tôi cam kết đem lại sự tiện lợi và tin cậy, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nỗ lực. Hãy để chúng tôi giúp bạn làm Visa Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên hành trình xin visa Việt Nam!

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pakistan. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ các thông tin về visa Việt Nam. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Visatop qua số hotline 0907.874.240 để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Chúc bạn thành công!

Blank Form (#3)

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Mai Trần

Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh và du lịch (MKU). Sau khi tốt nghiệp, Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm về Dịch vụ tư vấn Tour và visa xuất cảnh, 6 năm kinh nghiệm về dịch vụ tư vấn thủ tục cho người nước ngoài. Tôi đã tư vấn cho hơn 10.000 người Việt Nam có nhu cầu du lịch nước ngoài với tỷ lệ thành công 99%.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn
dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay