chat-tawkto

Thủ tục nhập cảnh cho người Pháp vào Việt Nam 2024

Đã có thay đổi về thủ tục nhập cảnh cho người Pháp từ sau đại dịch Covid-19. Để thuận lợi thông quan vào Việt Nam, công dân đến từ Pháp cần tìm hiểu kỹ những thông tin, quy định nhập cảnh theo quy định của Chính phủ Việt Nam đang ban hành. Trong bài viết này, Visatop sẽ cập nhật những thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người Pháp mới nhất. Đừng bỏ lỡ!

Người Pháp được nhập cảnh vào Việt Nam chưa?

Người Pháp hoàn toàn có thể nhập cảnh vào Việt Nam sau chính sách “mở cửa du lịch” của chính phủ Việt Nam đối với du khách quốc tế vào ngày 15/3/2022 với các mục đích sau:

– Du lịch: Người Pháp nhập cảnh với mục đích du lịch (DL) rất phổ biến. Hiện nay, để nhập cảnh với mục đích này, người Pháp cần đáp ứng điều kiện xin được công văn chấp thuận du lịch, đó là phải có công ty lữ hành quốc tế bảo lãnh cho người Pháp đó. Họ phải đi theo tour du lịch có sẵn của công ty lữ hành.

– Công tác ngắn hạn: người Pháp vào Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng, xử lý công việc của công ty có vốn đầu tư nước ngoài,… hoặc công ty Pháp cử nhân viên sang công tác tại công ty ở Việt Nam và phải có công ty phía Việt Nam bảo lãnh.

– Đầu tư, chuyên gia: Người Pháp là nhà đầu tư góp vốn tại công ty ở Việt Nam, là nhà điều hành, chuyên gia xử lý các chuyên ngành trong công ty tại Việt Nam, và phải có công ty phía Việt Nam bảo lãnh.

– Lao động người Pháp: người Pháp có nhu cầu làm việc cho các công ty tuyển dụng lao động Pháp tại Việt Nam và phải có công ty phía Việt Nam bảo lãnh.

– Thăm người thân đang cư trú tại Việt Nam: Người Pháp có người thân tại Việt Nam bảo lãnh theo diện thăm thân nhân. Có giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình là cha, mẹ, vợ, chồng, con.

Người Pháp đến Việt Nam có cần visa không?

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nên xin visa nào?

Người Pháp được miễn visa, thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam theo chính sách miễn visa đơn phương của chính phủ Việt Nam đối với Pháp. Tức là những người mang quốc tịch Pháp không cần phải xin visa khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, miễn thị thực chỉ cho phép họ tạm trú ở Việt Nam trong thời hạn 15 ngày nếu đáp ứng các điều kiện:

– Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Pháp cấp, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

– Không thuộc đối tượng không được phép nhập cảnh Việt Nam.

Điều kiện làm thủ tục nhập cảnh cho người Pháp

Người Pháp được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định.

+ Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Xin công văn nhập cảnh du lịch Việt Nam: lịch sử du lịch từng đi các nước tiên tiến.

+ Xin công văn nhập cảnh thăm thân: Phải có người thân ở Việt Nam và có giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình.

+ Xin công văn nhập cảnh thương mại, làm việc: Phải có ty đủ tư cách pháp nhân bảo lãnh người nước ngoài về làm việc.

Các loại visa nhập cảnh Việt Nam cho người Pháp

Theo quy định mới của Luật 51/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, visa Việt Nam được phân thành 21 loại chính, bao gồm: DL, DN1, DN2, NG, DH, LV, HN, PV, VR, TT, LĐ 1, LĐ2, ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4, SQ, …

Trong số đó có 6 loại visa Việt Nam cho người Pháp phổ biến nhất là:

– Visa du lịch (DL)

– Visa công tác (DN1 – DN2)

– Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)

– Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)

– Visa thăm thân (TT)

– Visa điện tử (E-visa)

Hồ sơ xin nhập cảnh Việt Nam cho người Pháp

Xin công văn nhập cảnh du lịch

– Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn 6 tháng trở lên

– Hình chân dung người nước

– Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh NA2

Apply thị thực điện tử (e-visa)

– Hộ chiếu người nước ngoài thời hạn trên 6 tháng

– Hình chân dung chụp rõ mặt

– Ngày nhập cảnh, sân bay nhập cảnh Việt Nam

– Địa chỉ lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam sau khi nhập cảnh.

Visa doanh nghiệp

Công ty mà người nước ngoài góp vốn/doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ xin visa doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ pháp nhân của công ty:

– Giấy Đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Văn bản quyết định thành lập công ty được cơ quan có thẩm quyền ký (Bản sao y công chứng)

– Đăng ký mẫu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của công ty (Mẫu NA16)

– Mẫu đơn bảo lãnh người nước ngoài (Mẫu NA2 có mã vạch).

– Hồ sơ nhân thân người nước ngoài là nhà doanh nghiệp:

– Hộ chiếu của người nước ngoài (còn thời hạn sử dụng theo quy định).

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp, góp vốn vào công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam (Bản sao y công chứng).

– Hình thẻ 4×6 nền trắng, chụp từ 6 tháng gần nhất

Visa thăm thân

– Hộ chiếu của người nước ngoài có giá trị đi lại quốc tế và còn thời hạn ít nhất 6 tháng

– Hình thẻ của người nước ngoài 4×6 nền trắng thời gian chụp không quá 6 tháng

– Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài với mục đích thăm thân. (Mẫu đơn NA2).

– Đơn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (Mẫu NA3).

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ là người thân như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…(Bản sao có công chứng). Nếu là giấy tờ liên quan do nước ngoài cấp, cần phải dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

– Bản gốc CMND/ CCCD của người bảo lãnh tại Việt Nam.

Quý khách cần hướng dẫn thêm về thủ tục hồ sơ, gọi ngay cho chuyên viên tư vấn visa nhập cảnh cho người Pháp tại Visatop 0907.874.240.

Thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người Pháp mới nhất

Nói chung, thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam khá đơn giản. Với mỗi mục đích khác nhau, mỗi hình thức nhập cảnh khác nhau, sẽ có một số giấy tờ khác nhau. Hãy theo dõi và lựa chọn hình thức nhập cảnh phù hợp nhất.

Để xin visa nhập cảnh cho người Pháp, các bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ. Tùy vào bạn lựa chọn cách để xin visa Việt Nam cho người Pháp mà nộp tại các địa chỉ sau:

– Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Pháp

– Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An Việt Nam (Xin công văn nhập cảnh)

Khi đó, cơ quan, tổ chức mời hoặc bảo lãnh người Pháp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh:

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Bắc: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Nam: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

* Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Bước 3: Nhận kết quả: Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.

Thủ tục nhập cảnh bằng Công văn nhập cảnh

Hình thức nhập cảnh này dành cho tất cả các quốc tịch muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Công văn nhập cảnh là hình thức nhập cảnh chủ yếu để người Pháp làm việc, thăm thân, du học hoặc là không còn hình thức nhập cảnh nào khác phù hợp hơn. Nói chung, đây là hình thức dành cho tất cả người Pháp muốn nhập cảnh.

Thủ tục nhập cảnh bằng công văn nhập cảnh tại sân bay, người Pháp cần chuẩn bị:

  1. Hộ chiếu.
  2. Công văn nhập cảnh
  3. Chi phi cấp visa tại sân bay.
  4. Mẫu NA1. (Có thể khai trước hoặc đến cửa khẩu thì khai)
  5. Ảnh 3×4

Nơi thực hiện: Cửa khẩu Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cửa khẩu Hữu Nghị, Mộc Bài…

*Lưu ý: Cần phải làm thủ tục xin cấp công văn nhập cảnh trước.

Thủ tục nhập cảnh bằng Miễn thị thực, Miễn visa

Người Pháp thuộc trường hợp được miễn thị thực theo chính sách miễn thị thực đơn phương của Việt Nam đối với Pháp. Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc đối tượng được miễn thị thực 5 năm thì sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần làm visa.

Bạn cũng chỉ cần chuẩn bị hộ chiếu còn thời hạn và sổ hoặc giấy miễn thị thực theo quy định là có thể nhập cảnh.

*Lưu ý:

– Người nước ngoài không cần phải nộp lệ phí tại cửa khẩu khi nhập cảnh bằng cách này.

– Thời hạn hộ chiếu không được ít hơn 6 tháng.

Quy trình xin visa nhập cảnh cho người Pháp

Bước 1: Xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người Pháp

Bước 2: Nhận visa tại Đại Sứ Quán hoặc cửa khẩu nhập cảnh

+ Nhận visa tại Đại Sứ Quán: Sau khi có CVNC cho người Pháp vào Việt Nam, Cục quản lý xuất nhập cảnh gửi fax Công văn đến cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Trong khoảng 2 ngày làm việc tùy theo trong giấy hẹn. Người Pháp sẽ đến Đại sứ quán Việt Nam để thực hiện nhận visa.

+ Nhận visa tại cửa khẩu nhập cảnh: Sau khi có kết quả công văn nhập cảnh, người Pháp sẽ nhận được file .PDF qua email. Người Pháp dùng điện thoại hiện thị công văn hoặc in ra file giấy kèm hình chụp chân dung để nhận visa tại quầy nhập cảnh Việt Nam.

Bước 3: Nhập cảnh Việt Nam.

Nếu quý khách cần tư vấn thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người Pháp vào Việt Nam, có thể liên hệ chúng tôi qua Hotline 0907.874.240. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ đưa đón sân bay, Booking vé máy bay, khách sạn,…

Blank Form (#3)

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1
Đánh giá bài viết

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có hơn 2 năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh tại Visatop. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang. Trong 2 năm làm việc tại Visatop - Tân Văn Lang tôi đã hỗ trợ tư vấn hồ sơ cho hơn 10.000+ khách hàng có nhu cầu xin visa đi nước ngoài và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Tôi hi vọng các kiến thức của mình sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định, hồ sơ, quy trình xin visa để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du lịch của mình.
dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay