Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pháp

Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pháp là khâu quan trọng quyết định người Pháp có đủ điều kiện để được cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam hay không. Với các mục đích nhập cảnh khác nhau thì thủ tục cũng sẽ khác nhau, cá nhân người Pháp hoặc người bảo lãnh nên biết chính xác các chính sách nhập cảnh Việt Nam đang hiện hành để chuẩn bị hồ sơ tốt hơn. Nhưng nếu không thực sự hiểu rõ về việc xin visa thì thực hiện thủ tục sẽ lâu và mất nhiều công sức.

Để giúp người Pháp có thể xin được visa Việt Nam dễ dàng hơn thì ngay dưới đây là hướng dẫn thủ tục xin visa Việt Nam cho người PhápVisatop đã tổng hợp đầy đủ và chuẩn xác nhất để gửi tới các bạn.

Công dân Pháp sang Việt Nam có cần xin visa không?

Người Pháp được miễn visa, thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam theo chính sách miễn visa đơn phương của chính phủ Việt Nam đối với Pháp. Tức là những người mang quốc tịch Pháp không cần phải xin visa khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, miễn thị thực chỉ cho phép họ tạm trú ở Việt Nam trong thời hạn 15 ngày nếu đáp ứng các điều kiện:

– Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Pháp cấp, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

– Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

– Không thuộc đối tượng không được phép nhập cảnh Việt Nam.

Điều kiện miễn thị thực Việt Nam cho người Pháp?

Ngoài chính sách miễn thị thực đơn phương của chính phủ Việt Nam đối với Pháp, người Pháp còn có thể được miễn visa lên đến 5 năm với thời hạn lưu trú tối đa là 180 ngày nếu thuộc các đối tượng được cấp giấy miễn thị thực 5 năm.

Miễn thị thực 5 năm (visa 5 năm), loại visa nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người Pháp nếu có người thân bảo lãnh. Đối với miễn thị thực 5 năm, người xin visa (cụ thể là người Pháp) và người bảo lãnh ở Việt Nam phải chứng minh được mối quan hệ là gia đình bằng những giấy tờ liên quan.

Người Pháp được miễn thị thực Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

– Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của Người Pháp còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm.

– Có người thân bảo lãnh (người Việt Nam) là vợ, chồng, con của người Pháp muốn xin miễn thị thực 5 năm, yêu cầu có giấy tờ chứng minh mối quan hệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định Số: 82/2015/NĐ-CP như Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh,….

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số Số: 47/2014/QH13.

Công dân Pháp có thể xin thị thực điện tử/thị thực sân bay không?

Việc người nước ngoài xin visa và nhận visa tại sân bay được xem là hình thức xin thị thực Việt Nam tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Đối với các công dân Pháp di chuyển tới Việt Nam bằng máy bay, thì cách dễ dàng và thuận tiện nhất để xin visa Việt Nam đó là xin visa nhập cảnh sân bay (hay còn gọi là visa cấp tại sân bay).

Người Pháp xin visa du lịch nhận visa tại sân bay nhập cảnh. Trường hợp xin visa thương mại hoặc thăm thân sẽ nhận visa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Các cách xin visa Việt Nam cho người Pháp

Miễn thị thực

Đối với người Việt Nam định cư ở Pháp

– Tờ khai đề nghị cấp miễn thị thực cho người nước ngoài (theo mẫu)

– Ảnh chân dung 4×6, phông nền trắng 2 tấm (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấ­­m ảnh để rời).

– Hộ chiếu của người Pháp hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn thời hạn từ 1 năm.

– Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực (nếu có), cụ thể như sau:

+ Giấy chứng nhận mang quốc tịch Việt Nam.

+ Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam (Bản sao hoặc bản trích lục).

+ Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam (Bản sao hoặc bản trích lục).

+ Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam.

+ Hộ chiếu Việt Nam (còn giá trị sử dụng hoặc đã hết giá trị)

+ CMND/ CCCD (còn giá trị sử dụng hoặc đã hết giá trị).

+ Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.

+ Sổ hộ khẩu gốc do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

+ Sổ thông hành được cấp trước năm 1975.

+ CMND được cấp trước năm 1975.

+ Tờ trích lục Bộ giấy khai sinh được cấp trước năm 1975.

Người Pháp là thân nhân của người Việt Nam hoặc Việt Kiều

–Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực 5 năm cho người Pháp (theo mẫu).

– Hình chụp chân dung cỡ 4×6, phông nền trắng, 2 tấm (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai xin cấp Giấy miễn thị thực, 01 tấm ảnh để rời).

– Hộ chiếu của người Pháp hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn sử dụng ít nhất 01 năm (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ).

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình như vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nộp bản sao được chứng thực từ bản gốc hoặc kèm theo bản gốc để đối chiếu):

+ Giấy đăng ký kết hôn chứng minh mối quan hệ vợ chồng.

+ Giấy khai sinh chứng minh mối quan hệ con, cha mẹ.

+ Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con.

+ Quyết định nuôi con nuôi.

Xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại

Cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức sẽ nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận nhập cảnh du lịch cho người Pháp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Việt Nam. Sau khi có Công văn nhập cảnh:

– Nếu là diện du lịch người Pháp có thể dán visa tại sân bay nhập cảnh.

– Nếu diện thương mại hoặc thăm thân, người Pháp cần đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp nhận visa. Cần xuất trình hộ chiếu gốc và Công văn chấp thuận nhập cảnh, bản fax nhận visa tại Đại sứ quán.

Trường hợp người Pháp tự xin visa sẽ nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Nếu người Pháp đang ở nước thứ 3 liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn quy trình cụ thể. Hotline liên hệ 0907.874.240 - 028.7777.7979 .

Công văn nhập cảnh

Công văn nhập cảnh Việt Nam là một văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép người Pháp nhận visa Việt Nam tại các: cửa khẩu quốc tế sân bay, cửa khẩu đường bộ hoặc tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam.

Tùy theo mục đích của người Pháp vào Việt Nam, các thủ tục và giấy tờ chúng tôi cần bạn cung cấp như sau:

Công văn nhập cảnh loại Du Lịch (DL)

– Hình (Mặt trước) của Hộ Chiếu

– Ngày nhập cảnh

– Thời gian lưu trú tại Việt Nam

– Mặt hộ chiếu

– Ngày đi và về, nơi nhập cảnh dự kiến

– Địa chỉ ở Việt Nam

– Tên và số  người cần liên hệ (nếu có)

Công văn nhập cảnh loại Thương Mại, Công Tác (DN)

– Hình (Mặt trước) của Hộ Chiếu

– Ngày nhập cảnh

– Thời gian lưu trú tại Việt Nam

– Đơn NA2 đơn bảo lãnh của cơ quan/doanh nghiệp

– Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp bảo lãnh sao y

Công văn nhập cảnh loại Thăm Thân (TT)

– Hình (Mặt trước) của Hộ Chiếu

– Ngày nhập cảnh

– Thời gian lưu trú tại Việt Nam

– Đơn NA3 đơn bảo lãnh cho người thân là người nước ngoài vào Việt Nam

– Giấy chứng minh mối quan hệ (Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh…)

E-visa

Để xin visa điện tử Việt Nam (e-visa), quý vị có thể truy cập vào website của Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam, trang thị thực điện tử: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/trang-chu-ttdt và điền các thông tin đầy đủ theo các bước được hướng dẫn trên website.

Để được tư vấn về việc xin visa nhập cảnh Việt Nam cho người Pháp xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0907.874.240 - 028.7777.7979 để được Visatop tư vấn chi tiết và cụ thể cho từng trường hợp cụ thể.

Hồ sơ xin thị thực Việt Nam cho người Pháp

visa viet nam cho nguoi nuoc ngoai
Tư vấn xin visa Việt Nam cho người nước ngoài

Xin công văn nhp cnh du lch

– Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn 6 tháng trở lên

– Hình chân dung người nước

– Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh NA2

Apply th thc đin t (e-visa)

– Hộ chiếu người nước ngoài thời hạn trên 6 tháng

– Hình chân dung chụp rõ mặt

– Ngày nhập cảnh, sân bay nhập cảnh Việt Nam

– Địa chỉ lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam sau khi nhập cảnh.

Visa doanh nghip

Công ty mà người nước ngoài góp vốn/doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ xin visa doanh nghiệp bao gồm:

H sơ pháp nhân ca công ty:

– Giấy Đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Văn bản quyết định thành lập công ty được cơ quan có thẩm quyền ký (Bản sao y công chứng)

– Đăng ký mẫu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của công ty (Mẫu NA16)

– Mẫu đơn bảo lãnh người nước ngoài (Mẫu NA2 có mã vạch).

H sơ nhân thân người nước ngoài là nhà doanh nghip:

– Hộ chiếu của người nước ngoài (còn thời hạn sử dụng theo quy định).

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp, góp vốn vào công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam (Bản sao y công chứng).

– Hình thẻ 4×6 nền trắng, chụp từ 6 tháng gần nhất

Visa thăm thân

– Hộ chiếu của người nước ngoài có giá trị đi lại quốc tế và còn thời hạn ít nhất 6 tháng.

– Hình thẻ của người nước ngoài 4×6 nền trắng thời gian chụp không quá 6 tháng

– Mẫu đơn xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài với mục đích thăm thân. (Mẫu đơn NA2).

– Đơn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (Mẫu NA3).

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ là người thân như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…(Bản sao có công chứng). Nếu là giấy tờ liên quan do nước ngoài cấp, cần phải dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

– Bản gốc CMND/ CCCD của người bảo lãnh tại Việt Nam.

Quý khách cần hướng dẫn thêm về thủ tục hồ sơ, gọi ngay cho chuyên viên tư vấn visa nhập cảnh cho người Pháp tại Visatop 0907.874.240 - 028.7777.7979 .

Thủ tục xin visa cho người Pháp vào Việt Nam

Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Pháp cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ. Tùy vào bạn lựa chọn cách để xin visa Việt Nam cho người Pháp mà nộp tại các địa chỉ sau:

– Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Pháp

Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An Việt Nam (Xin công văn nhập cảnh)

Khi đó, cơ quan, tổ chức mời hoặc bảo lãnh người Pháp nộp hồ sơ tại một trong hai trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh:

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Bắc: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Nam: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

* Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Bước 3: Nhận kết quả: Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.

Thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người quốc tịch Pháp

Bước 1: Người nộp hồ sơ xin gia hạn visa Việt Nam cho người Pháp cần phải điền thông tin đầy đủ vào mẫu đơn xin gia hạn, mẫu đơn này được Cục quản lý xuất nhập cảnh cung cấp. Lưu ý không dùng bản viết tay hoặc bản mẫu không rõ nguồn gốc khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn visa cho người Pháp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tùy từng loại visa và mục đích visa mà bạn chuẩn bị hồ sơ cho hợp lý.

Bước 3: Hồ sơ xin gia hạn visa cho người Pháp nộp đơn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh, hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh tại tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài đang tạm trú và làm theo các yêu cầu của nhân viên.

Bước 4: Sau khi nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt gia hạn visa cho người Pháp khoảng 5 ngày làm việc không tính ngày nghỉ, lễ theo quy định nhà nước Việt Nam.

Địa chỉ xin visa Việt Nam cho người Pháp

Doanh nghiệp bảo lãnh tiến hành nộp hồ sơ tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh – tại 1 trong 2 thành phố Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ cụ thể:

  • Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
  • TP.HCM: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Sau đó, người Pháp sẽ nhận visa Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp hoặc tại các cửa khẩu nhập cảnh của Việt Nam. Tại nơi nhận thị thực, người Pháp làm thủ tục và nộp lệ phí theo quy định hiện hành của Việt Nam.

Lệ phí xin visa Việt Nam cho người Pháp

– Khi xin công văn nhập cảnh Việt Nam, quá trình nộp hồ sơ lên Cơ quan xuất nhập cảnh bạn không phải đóng phí nhà nước tại đây, nếu bạn không nộp qua bất kỳ dịch vụ nào.

Sau khi có kết quả công văn chấp thuận nhập cảnh, người nước ngoài sẽ được dán visa tại sân bay nhập cảnh, tại đây sẽ đóng phí dựa theo thời hạn visa dưới đây:

– Visa single: 1 tháng và 3 tháng là 25$

– Visa multiple: 1 tháng và 3 tháng là 50$

– Visa multiple: 1 năm là 135$

Thời gian xét duyệt visa cho người Pháp vào Việt Nam

Trong thời hạn 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời doanh nghiệp mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tục chuyển đổi visa Việt Nam cho người Pháp

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài được chuyển đổi trong một số trường hợp sau đây:

– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Trước đó sử dụng visa Du lịch (DL), thăm thân (TT), Lao động (LĐ, LĐ 1, LĐ 2), visa doanh nghiệp (DN, DN1, DN2) …. thì khi chứng minh được mình là nhà đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty (Ghi trên đăng ký kinh doanh thì được chuyển đổi mục đích thị thực phù hợp đúng với vị trí và vai trò hiện tại)

– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh.

Cá nhân mời bảo lãnh ở đây được hiểu bao gồm là cá nhân người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thị thực tại Việt Nam theo đúng quy định thì có thể chuyển đổi mục đích visa thị thực cho người thân của mình.

– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

Trường hợp này được hiểu là người nước ngoài trước đó đã được công ty mời và bảo lãnh vào làm việc cho chính với công ty đó khi chưa có giấy phép lao động hoặc chưa có xin giấy miễn giấy phép lao động với các loại visa ký hiệu là DN, DN1 thì có thể chuyển đổi thành loại thị thực visa (bao gồm cả thẻ tạm trú) có ký hiệu là LĐ 1, LĐ2

– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Công dân của 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử (E-visa) với thời hạn 30 ngày khi có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động thì được chuyển đổi mục đích visa từ visa điện tử sang visa dán (hoặc thẻ tạm trú) có ký hiệu LĐ 1, LĐ 2 theo quy định.

Trường hợp chuyển đổi mục đích thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.

Tư vấn cuối bài

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Mai Trần

    Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh và du lịch (MKU). Sau khi tốt nghiệp, Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm về Dịch vụ tư vấn Tour và visa xuất cảnh, 6 năm kinh nghiệm về dịch vụ tư vấn thủ tục cho người nước ngoài. Tôi đã tư vấn cho hơn 10.000 người Việt Nam có nhu cầu du lịch nước ngoài với tỷ lệ thành công 99%.
    Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn

    Viết một bình luận

    dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay