“Thời hạn visa tính từ khi nào?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ bạn đọc của Visatop. Nhận thấy đây là nỗi băn khoăn chung của hầu hết mọi người nên Visatop sẽ giải đáp vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Thời hạn visa là gì?
Thời hạn của visa là khoảng thời gian xuất nhập cảnh hay tạm trú hợp lệ của người nước ngoài tại quốc gia mà họ không có quốc tịch. Thông thường, trên tờ visa hay mã điện tử tùy theo quy định của từng quốc gia trên thế giới thì bạn sẽ thấy thời hạn visa của mình.
Tại Việt Nam, các đối tượng người nước ngoài muốn tạm trú hay xuất nhập cảnh đều phải xin cấp visa tương ứng với mục đích di chuyển đến Việt Nam của họ như du lịch, công tác, thăm thân,… Thời hạn visa sẽ phụ thuộc vào từng loại thị thực họ đã xin và được ghi rõ trên visa hoặc trên con dấu lưu trú được đóng bởi sân bay, đại sứ quán/ lãnh sự quán hoặc của Cơ quan xuất nhập cảnh trung ương và địa phương.
Thời hạn visa tính từ khi nào?
Thời hạn visa tính từ khi nào?
Thời hạn visa của bạn sẽ được tính kể từ ngày Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ký và đóng dấu thị thực cho bạn.
Thời hạn của các loại thị thực Việt Nam
Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, người nước ngoài sẽ được cấp các loại visa khác nhau tùy vào từng mục đích nhập cảnh. Mỗi loại visa sẽ có các kí hiệu riêng và tương ứng với thời hạn visa khác nhau, cụ thể như sau:
STT | Thời hạn thị thực | Ký hiệu thị thực |
1 | Không quá 1 tháng | SQ, EV |
2 | Không quá 3 tháng | HN, DL |
3 | Không quá 6 tháng | VR |
4 | Không quá 1 năm | NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT |
5 | Không quá 2 năm | LĐ1, LĐ2 |
6 | Không quá 3 năm | ĐT3 |
7 | Không quá 5 năm | LS, ĐT1, ĐT2 |
- Khi thị thực hết hạn, đương đơn sẽ được xem xét cấp thị thực mới.
- Visa có thời hạn ngắn hơn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn visa sẽ được cấp theo điều ước quốc tế đó.
Quá hạn visa bị phạt như thế nào?
Quá hạn visa hay còn gọi là quá hạn thị thực, tức là khi thời gian cho phép xuất nhập cảnh trên visa đã hết hạn từ 1 ngày trở lên nhưng người nước ngoài vẫn còn lưu trú tại Việt Nam. Đây là hành vi tạm trú trái phép liên quan đến các vấn đề về trật tự an ninh xã hội.
Tùy thuộc theo thời gian và mức độ quá hạn sẽ có các khung xử phạt khác nhau. Các mức xử phạt quá hạn visa phổ biến thường là :
– Xử phạt hành chính :
Quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống: phạt từ 5 trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng.
Quá thời hạn từ 16 ngày trở lên: phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Xử phạt thu hồi hộ chiếu cùng các giấy tờ khác có giá trị thay thế.
– Xử phạt trục xuất và cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định, tùy theo mức độ quá hạn nghiêm trọng.
Nên gia hạn visa Việt Nam trước bao nhiêu ngày?
Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì vẫn chưa có điều luật nào quy định về việc phải nộp hồ sơ xin gia hạn thị thực trước khi hết hạn bao nhiêu ngày. Thực tế, gia hạn visa chính là xin cấp mới visa. Vì vậy, bạn nên nộp đơn sớm ít nhất 5 – 7 ngày làm việc trước ngày hạn visa hết hiệu lực. Bởi lẽ, các cơ quan quản lí xuất nhập cảnh cũng cần có đủ thời gian để tiếp nhận và xem xét xử lý hồ sơ trước khi quá hạn.
Lưu ý:
Bạn không nên nộp hồ sơ quá sớm vì khả năng cao sẽ bị trả lại hồ sơ. Đồng thời, bạn cũng không nên để quá muộn mới nộp thủ tục xin gia hạn, bởi vì bạn có thể bị phạt do hành vi lưu trú bất hợp pháp.
Các quy định về xử phạt trễ hạn visa, bạn có thể đọc lại ở mục trên.
Visatop mong rằng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề “Thời hạn visa tính từ khi nào?”. Nếu còn bất kì vướng mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Visatop qua hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 . Chúc bạn thành công!