Cách ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Cách ly hôn đơn phương với người nước ngoài khá phức tạp hơn so với các hình thức ly hôn khác. Điều đó khiến cho người vợ/chồng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ gửi đến các bạn nhưng thông tin về hồ sơ, thủ tục ly hôn với người nước ngoài và các nội dung liên quan khác theo các quy định pháp luật Việt Nam để các bạn tham khảo.

Ly hôn đơn phương với người nước ngoài là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi một bên vợ/chồng có yêu cầu ly hôn hoặc trường hợp vợ, chồng đồng ý ly hôn nhưng không thỏa thuận được một trong các vấn đề về con chung; tài sản chung hoặc nợ chung.

Căn cứ để tiến hành thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) là:

– Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc

– Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được.

Hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài:

Để yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn với người nước ngoài, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

Đơn xin ly hôn (Theo mẫu);

– Giấy chứng nhận kết hôn (Bản chính). Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn;

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ, chồng (Bản sao chứng thực);

– Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh con chung nếu có con chung (Bản sao chứng thực);

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

Lưu ý:

– Trường hợp bạn và chồng bạn kết hôn tại Việt Nam, sau đó chồng bạn xuất cảnh sang nước ngoài nhưng không tìm được địa chỉ thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc chồng bạn đã xuất cảnh;

– Trường hợp bạn và chồng bạn đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Thủ tục xin ly hôn đơn phương với người nước ngoài

ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ ly hôn

Để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với chồng là người nước ngoài, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm các giấy tờ nêu trên.

Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:

Nộp trực tiếp tại Tòa án;

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn

Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp hồ sơ ly hôn không đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Hòa giải tại Tòa án

Khi ly hôn thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc. Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được.

Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà vợ, chồng không có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi được ban hành. Các đương sự không có quyền kháng cáo quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Thủ tục ly hôn kết thúc khi có quyết định này.

Trường hợp vợ chồng hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn

Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Cơ sở pháp lý quy định thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là các văn bản pháp luật sau đây:

– Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13;

– Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình;

– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Cơ quan thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, việc xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn là rất quan trọng:

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn theo vụ việc, theo quy định của Điều 28, Điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 các tranh chấp và yêu cầu về hôn nhân gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn theo cấp Tòa án, theo quy định của Điều 35, Điều 36, Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn theo lãnh thổ, theo quy định của Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn, theo quy định của Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

– Đối với thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, theo quy định của Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Tóm lại:

– Trường hợp 1: Nếu người chồng có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi người chồng cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;

– Trường hợp 2: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc của người chồng thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do TAND tỉn nơi người chồng cư trú, làm việc uối cùng hoặc nơi người chồng có tài sản để giải quyết;

– Trường hợp 3: Nếu người chồng không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp.

Tỉnh/thành phố nơi người vợ cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn trong nước là từ 4-6 tháng. Đối với ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, nếu cần thêm thời gian để ủy thác tư pháp cho Tòa án và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (nếu đương sự ở nước ngoài, bất động sản ở nước ngoài) thì thời gian sẽ lâu hơn.

Có thể thấy thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài rất phức tạp. Thời gian giải quyết cũng lâu hơn rất nhiều so với ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài (có thể giải quyết thủ tục rút gọn). ngoài ra thì chi phí cũng cao hơn nhiều.

Blank Form (#3)

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có hơn 2 năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh tại Visatop. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang. Trong 2 năm làm việc tại Visatop - Tân Văn Lang tôi đã hỗ trợ tư vấn hồ sơ cho hơn 10.000+ khách hàng có nhu cầu xin visa đi nước ngoài và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Tôi hi vọng các kiến thức của mình sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định, hồ sơ, quy trình xin visa để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du lịch của mình.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn

Viết một bình luận

dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay