Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài tại Việt Nam 2024

Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài là thủ tục pháp lý cần thực hiện dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài. Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian nhưng để nắm vững được các thủ tục cần thiết cũng như các bước thực hiện là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ và thực hiện thủ tục được hiệu quả.

Điều kiện doanh nghiệp được tuyển dụng người nước ngoài

Theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

– Chỉ được tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

– Trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tuyển dụng người nước ngoài.

Như vậy, trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động cần giải trình nhu cầu sử dụng lao động; kê khai cụ thể thông tin của người lao động bao gồm:

+ Vị trí công việc,

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật,

+ Kinh nghiệm làm việc,

+ Thời gian làm việc

+ Được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời anh cần lưu ý về đối tượng tuyển dụng theo quy định trên.

Hồ sơ sử dụng người lao động nước ngoài

Theo đó, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
  3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

  1. a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  2. b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
  3. c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
  4. d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
  5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
  6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  1. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài.
  2. a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
  3. b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  4. c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
  5. d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 102/2013/NĐ-CP phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định 102/2013/NĐ-CP phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

  1. e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định 102/2013/NĐ-CP phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
  2. g) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định 102/2013/NĐ-CP mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.

Người sử dụng lao động phải chuẩn bị đối với mỗi loại giấy tờ là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài

Trình tự thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại .Việt Nam có 2 bước

  1. Bước 1. Doanh nghiệp làm công văn giải trình nhu cầu sử dụng.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài,. doanh nghiệp phải làm công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng gửi cơ quan chấp thuận .nơi người nước ngoài làm việc hoặc nơi người sử dụng lao động tại địa phương. (Hướng dẫn theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2016).

  1. Bước 2. Doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động.

Các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cần xin giấy phép

  1. a) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài giữ vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài:

Người nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty TNHH.

Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

  1. b) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngắn :

Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.

  1. c) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài làm việc trong các tổ chức nước ngoài:

Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo các dự án ODA.

  1. d) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là học sinh, sinh viên, tình nguyện  người nước ngoài:

Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người học sinh, sinh viên, tình nguyện viên nước ngoài:

Người nước ngoài là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

Người nước ngoài là tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

đ) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là luật sư nước ngoài, người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực báo chí, giảng dậy, nghiên cứu:

Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế.

  1. e) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động theo cam kết WTO và điều ước quốc tế:

Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  1. f) Các trường hợp không phải xin giấy phép lao động là người nước ngoài vào Việt Nam theo các thỏa thuận hợp tác hoặc với mục đích ngoại giao:

Người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài là thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép.

Người nước ngoài có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Ngoài ra, còn có các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người người nước ngoài

Với tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, để đáp ứng phù hợp với công việc và môi trường làm việc, quy định về hồ sơ cũng được yêu cầu chi tiết, chính xác để dễ dàng quản lý các vấn đề xuất nhập cảnh, làm việc của người nước ngoài.

Như vậy, để xin Giấy phép lao động, người nước ngoài cần phải chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ dưới đây để được cấp phép lao động phù hợp.

Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động (Work Permit) cho người nước ngoài

– Hộ chiếu người nước ngoài (bản sao công chứng)

– Mẫu form xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài

– Giấy khám sức khỏe do các bệnh viện nằm trong danh sách theo quy định pháp luật Việt Nam

– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Văn bản xác nhận không có án tích tại nước ngoài và Việt Nam còn thời hạn sử dụng không quá 6 tháng kể từ ngày cấp.

– Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định

– Hình thẻ 4×6 nền trắng thời gian chụp không quá 6 tháng (2 tấm)

– Giấy chấp thuận sử dụng lao động.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ như yêu cầu, người nộp hồ sơ đến nộp tại Sở lao động – thương binh và xã hội.

Thời gian chờ xét duyệt hồ sơ thông thường từ 5 ngày làm việc.

Các trường hợp vướng mắc về thủ tục hồ sơ, quy khách có thể gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979 hoặc 08.666.777.35 trong trường hợp cần xử lý gấp, nhanh chóng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn.

Quy trình xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

– Bước 1: Người nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực thuộc UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động.

– Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất.

+ Thời gian khoảng 05 ngày làm việc

*** Trong trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động bị từ chối sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Sau khi được cấp giấy phép cho lao động nước ngoài, nếu người lao động làm việc theo ký kết hợp đồng, thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng theo quy định của luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Với phần chia sẻ thông tin về thủ tục tuyển dụng người nước ngoài, hy vọng sẽ giúp khách hàng có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về quy định sử dụng lao động nước ngoài. Nếu quý khách đang cần tư vấn làm giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài, để kiểm tra thông tin về trường hợp đang gặp phải, gọi ngay cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn qua Hotline 0907.874.240 - 028.7777.7979

Tư vấn cuối bài

Để lại thông tin để được tư vấn & báo giá miễn phí

Visatop cam kết:

  • Tỷ lệ thành công lên đến 99%
  • Giá trọn gói, không phát sinh phí
  • Chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn 1:1

Tin liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có hơn 2 năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh tại Visatop. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang. Trong 2 năm làm việc tại Visatop - Tân Văn Lang tôi đã hỗ trợ tư vấn hồ sơ cho hơn 10.000+ khách hàng có nhu cầu xin visa đi nước ngoài và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Tôi hi vọng các kiến thức của mình sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định, hồ sơ, quy trình xin visa để có được sự chuẩn bị tốt nhất trong hành trình du lịch của mình.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Visatop.vn
dịch vụ cho người nước ngoài dịch vụ làm thẻ tạm trú công văn nhập cảnh việt nam work permit visa đài loan online visa hàn quốc eivsa việt nam miễn thị thực 5 năm mẫu na5 visa campuchia người nước ngoài visa cho người Trung Quốc mẫu na2 gia hạn visa cho người nước ngoài visa du lịch Việt Nam visa thăm thân Việt Nam visa lao động Việt Nam visa đầu tư Việt Nam nhập tịch Việt Nam xin visa tại sân bay