chat-tawkto

Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là một quy trình quan trọng và cần thiết đối với những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Việc giữ quốc tịch Việt Nam không chỉ mang lại nhiều lợi ích pháp lý, mà còn giúp cho người Việt Nam duy trì mối liên kết với quê hương của mình.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các quy định cũng như quy trình đăng ký giữ quốc tịch này. Chính vì vậy, trong bài viết này, Visatop sẽ cung cấp các thông tiết chi tiết liên quan đến việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Có được giữ quốc tịch Việt Nam khi có quốc tịch nước ngoài không?

Quy định đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam Tại Nghị định 78/2009/NĐ-CP được thể hiện cụ thể như sau: người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, vẫn còn quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009, nhưng không có Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu người này có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam, cần phải thực hiện thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được áp dụng thực hiện đến hết ngày 01/7/2014. Sau thời hạn đó, nếu không thực hiện thủ tục thì không còn quốc tịch Việt Nam; Trường hợp muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thực hiện các công việc khác có liên quan, tại Nghị định 97/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, quy định nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam, nhưng không có giấy tờ chứng minh, trước ngày 01/7/2009, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xin cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật Việt Nam.

Có được giữ quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch Việt Nam không?

Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

“5.Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

  1. a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  2. b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  3. c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Như vậy, trường hợp của bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài, hiện muốn quay trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn có nguyện vọng giữ quốc tịch nước ngoài nếu thuộc các trường hợp được Chủ tịch nước xem xét cho phép trong trường hợp sau:

– Có thân nhân Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các trường hợp được giữ quốc tịch Việt Nam

Theo Nghị định sửa đổi, có 4 trường hợp, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xác nhận quốc tịch Việt Nam, cụ thể:

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

– Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.

– Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam.

– Người yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam.

Thủ tục xin giữ quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam sẽ thực hiện tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện).

Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định.

– Bản sao của một trong những giấy tờ có giá trị chứng minh rằng có quốc tịch Việt Nam, bao gồm:

+ Giấy khai sinh

Nếu Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ minh chứng quốc tịch Việt Nam của cha mẹ.

+ Chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị hiệu lực

Nếu người có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị thì không phải tiến hành các thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

+ Giấy tờ về quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, giấy tờ về Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, giấy tờ về Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là công dân nước ngoài, giấy tờ về Quyết định cho công dân nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo như Visatop đã cung cấp ở mục trên.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà bạn đang sống.

Cơ quan đại diện tại quốc gia đó sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp cho bạn giấy xác nhận là đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.

Bước 3: Nhận kết quả xin đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam

Bạn có đến trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện Việt Nam để nhận kết quả hoặc nhận qua đường bưu điện.

Lệ phí đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Lệ phí đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thể khác nhau tùy theo quy định và thay đổi theo thời gian. Để biết chính xác thông tin về lệ phí đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bạn nên liên hệ với đại diện Việt Nam tại nước bạn đang sinh sống hoặc truy cập vào trang web chính thức của cơ quan đó để tìm hiểu thông tin cụ thể.

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc cần được tư vấn về dịch vụ của Visatop thì hãy liên hệ ngay qua hotline 0907.874.240 để được hỗ trợ sớm nhất. Trân trọng!

Tin liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)

Thành Phạm

Tôi là Phạm Tiến Thành, có nhiều năm làm biên tập viên trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hiện tôi là biên tập viên, kiểm duyệt nội dung của Tân Văn Lang.