Thị thực và Thẻ tạm trú Việt Nam là 2 khái niệm thường được nhắc đến nhất đối với những người nước ngoài đang có nhu cầu nhập cảnh, sinh sống và là việc ở Việt Nam. Vậy khi nào cần thị thực, khi nào cần thẻ tạm trú và cách phân biệt chúng như thế nào?
Thị thực và thẻ tạm trú Việt Nam có gì giống nhau?
Cả 2 loại giấy tờ đều là thị thực,có thời hạn tạm trú nhất định do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp. theo qui định của pháp luật xuất nhập cảnh.
Thị thực và thẻ tạm trú Việt Nam có gì khác nhau?
Thời hạn tối đa của thị thực và thẻ tạm trú Việt Nam
– Thị thực – visa là loại giấy tờ có thời hạn hiệu lực với thời gian không quá 12 tháng với 1 lần hay nhiều lần xuất nhập cảnh, thị thực – visa hết thời hạn có thể xin gia hạn hoặc phải xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.
– Thẻ tạm trú là loại giấy tờ có thờ hạn hiệu lực dài hơn thị thực – visa tối đa không quá 5 năm. Ngưới nước ngoài có thẻ tạm trú có thể xuất nhập cảnh nhiều lần theo nhu cầu công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người được cấp thẻ tạm trú.
Đối tượng được cấp Thị thực và thẻ tạm trú Việt Nam
– Hầu như người nước ngoài nào có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích chính đáng và hợp pháp đều được xem xét cấp Thị thực với thời gian tùy theo mục đích và sự xét duyệt.
– Về đối tượng được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Người lao động được cấp phép lao động, Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam được cấp thẻ tạm trú có thời hạn.
- Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế; vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực. ký hiệu LV1, LV2, ĐT được cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 03 năm.
- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu;
- Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc trung ương;
- Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; Người vào thực tập, học tập được cấp thẻ tạm trú có thời hạn không quá 05 năm.
Quyền lợi của thị thực và thẻ tạm trú Việt Nam
Nếu như với visa, người nước ngoài chỉ có thể lưu lại Việt Nam trong khoảng thời gian cho phép. Thì thẻ tạm trú được nhiều lợi ích hơn, như: Tự do đi lại trong Việt Nam mà không mất thời gian xin visa nhiều lần (trừ những khu vực cấm người nước ngoài hoặc các đặc khu cần phải xin giấy phép của cơ quan chủ quản), đơn giản thủ tục nhập cảnh Việt Nam…
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thị thực và thẻ tạm trú và visa Việt Nam cho người nước ngoài. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức về pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề xuất nhập cảnh dành cho người nước ngoài này.